TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH - Thang máy tải hàng

Thang máy tải hàng trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại có tải trọng khác nhau đa dạng thiết kế mẫu mã tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng của từng doanh nghiệp. Vậy thế nào là một chiếc thang  tải hàng đạt tiêu chuẩn, hãy cùng thang máy ACG tìm hiểu  qua bài viết này nhé!

Đối tượng áp dụng

  • Kiểm tra kỹ thuật an toàn của thang hàng lần đầu sau khi bàn giao công trình.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ.
  • Kiểm tra kiểm định kỹ thuật đối với thang máy tải hàng sử dụng hệ thống dẫn động điện hoặc hệ thống truyền động thủy lực.

Quy trình kiểm định thang máy tải hàng

Để kiểm tra kỹ thuật thang hàng cần các thiết bị dụng cụ để phục vụ kiểm định thang máy theo tiêu chuẩn.

Các thiết bị chuyên dùng cần thiết trong quá trình kiểm định:

1.       Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài; đường kính; khe hở

2.       Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

3.       Các thiết bị chuyên dụng đo điện: Đo điện trở tiếp đất; dòng điện; điện trở các điện; hiệu điện thế.

4.       Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay .

5.       Các thiết bị đo kiểm chất lượng cáp thép.

Điều kiện kiểm định thang máy

1.       Thang máy phải được đưa vào trạng thái sẵn sàng để kiểm định (cabin hạ ở tầng trệt)

2.       Người kiểm định phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết

3.       Đảm bảo các yếu tố môi trường không gây ảnh hưởng tới quá trình kiểm định thang (Tránh thời tiết nồm ẩm)

4.       Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải được đầy đủ

5.       Đáp ứng các điều kiện về vệ sinh lao động

Các bước kiểm định

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

Tùy thuộc vào Hình thức kiểm định người kiểm tra phải xem xét các hồ sơ như sau:

Đối với Lần kiểm định đầu tiên sau khi bàn giao:

  • Nắm rõ được thông tin nguồn gốc, trong hồ sơ phải ghi rõ mã hiệu, số điểm dừng, tải trọng tối đa, năm sản xuất và các đặc trưng chính của hệ thống: Thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn,…
  • Bản vẽ tổng thể của thang hàng  có đầy đủ số liệu kích thước chính, kích thước cabin;…
  • Bản vẽ các cụm cơ cấu, sơ đồ mắc cáp của công trình.
  • Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.
  • Bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật.
  • Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố của đơn vị cung cấp thi công.
  • Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện.

Đối với kiểm định định kỳ:

  • Kiểm tra lý lịch, quá trình kiểm định kỹ thuật thang  trước đấy.
  • Hồ sơ quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, biên bản nghiệm thu của những lần trước

Đối với kiểm định đột xuất bất thường:

  • Hồ sơ cải tạo thiết kế, sửa chữa từng có.
  •  Biên bản nghiệm thu cải tạo của những lần trước.
  • Biên bản kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Sau khi tiếp nhận và đánh giá đầy đủ hồ sơ, nếu có bất thường không đầy đủ cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.

Bước 2 Kiểm tra kỹ thuật

  • Kiểm tra khám xét tình trạng kỹ thuật của các linh kiện, bộ phận, cụm thang máy.
  •  Kiểm tra sự chính xác giữa hồ sơ bản vẽ của đơn vị lắp đặt thi công so với thực tế của công trình.
  •  Kiểm tra tính đồng bộ của các linh kiện và thang máy tải hàng được quy định tại (3.2 TCVN 6904: 2001).

Bước 3 Kiểm tra kỹ thuật khi không tải

  • Kiểm tra kỹ thuật buồng máy bao gồm:  Vị trí lắp đặt các cụm máy, tủ điện, đo khoảng cách với các kết cấu xây dựng trong buồng máy, cáp của bộ khống chế vượt tốc (Governor), cửa ra vào buồng máy, Puli dẫn cáp hướng cáp, phanh điện, công tắc điện trong buồng máy.
  • Kiểm tra kỹ thuật cabin bao gồm: Khe hở giữa 2 cánh cabin, khe hở giữa cánh cửa và khung cabin, bản lề, hệ thống thông gió.
  • Kiểm tra đỉnh cabin và các thiết bị liên quan bao gồm: Khoảng không gian đỉnh giếng, đầu cố định cáp, đối trọng và khung đối trọng cabin, cửa sập trên nóc cabin, các tiếp điểm an toàn, ray dẫn hướng cabin.
  • Thử không tải: Cho thang máy hoạt động không tải lên xuống 3 chu kỳ quan sát sự hoạt động thiết kế các bộ phận.

Bước 4 Các hình thức thử tải và các phương pháp thử

Thử tải động ở 100% định mức tải trọng tối đa:

  • Đo dòng điện động cơ thang hàng đánh giá và so sánh với hồ sơ thiết bị.
  • Đo độ sai lệch của các điểm dừng.
  • Đo vận tốc cabin.
  •  Thử độ bảo hiểm của cabin (đánh giá dựa trên sự liên kết hoạt động của các thiết bị bảo hộ an toàn của thang, phương pháp thử được đánh giá theo mục 4.2.3.1.2-TCVN 6904: 2001)

Thử tải động ở 125% định mức tải trọng tối đa:

  • Kiểm tra các thiết bị hạn chế quá tải.
  • Thử bộ hãm bảo hiểm đối trọng nếu có.
  • Thử thiết bị báo động cứu hộ.
  • Thử phanh điện từ.
  • Thử bộ khống chế vượt tốc governor.
  • Thử bộ hãm bảo hiểm cabin.
  • Thử máy kéo.

Bước 5 Xử lý kết quả kiểm định

  • Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thang máy tải hàng (Ghi rõ ràng đầy đủ tên người kiểm định và ngày tháng kiểm định)
  • Dán tem kiểm định (Khi kết quả kiểm định thang máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tem phải được dán ở vị trí dễ quan sát).
  • Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định (được quy định ở phụ lục 2 ban hành kèm theo quy định).
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.

Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thang máy, ACG sở hữu đội ngũ chuyên viên kỹ thuật lành nghề dày dặn kinh nghiệm và dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng. Chúng tôi hi vọng có thể trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng công trình thang máy cho doanh nghiệp của bạn.

 Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: