Quy trình lắp đặt và bảo dưỡng thang máy tải thực phẩm
Thang máy tải thực phẩm đang là xu thế giúp tối ưu công việc trong nhà hàng và các nhà bếp có công suất lớn. Trong bài viết này thang máy ACG sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về quy trình lắp đặt và bảo dưỡng thang máy tải thực phẩm nhé!
Quy trình lắp đặt thang máy tải thực phẩm
Việc đầu tiên cần làm là đánh giá nhu cầu và thiết kế không gian mặt bằng tại công trình. Chủ đầu tư cũng nên quan tâm một số yếu tố để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc vận chuyển thức ăn.
Khả năng chịu tải: Thang máy tải thực phẩm phải có khả năng chịu tải đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của đơn vị, đồng thời phải đáp ứng được trọng lượng của các sản phẩm thực phẩm được vận chuyển. Tùy vào quy mô của nhà hàng và nhu cầu vận chuyển thêm hàng hóa như nào thì sẽ lựa chọn tải trọng phù hợp cho công trình. Các loại tải trọng thường được sử dụng trong nhà hàng là 100kg - 150kg và 200kg. Với những đơn vị bếp công nghiệp cho các nhà máy hay trường mầm non thì tải trọng có thể lớn hơn từ 200kg-600kg.
Số stop: Tùy công trình có số tầng bao nhiêu thì sẽ lựa chọn số stop phù hợp. Với những nhà hàng rộng có cầu thang đi thoải mái và diện tích cầu thang thoải mái thì việc sử dụng thang thực phẩm là không cần thiết. Tuy nhiên với những nhà hàng cao tầng thì việc sử dụng thang tải thức ăn là một lựa chọn cực kì hợp lý để tối ưu hóa năng suất năng động.
Độ an toàn: Đảm bảo rằng thang máy được thiết kế đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, đặc biệt là trong việc vận chuyển thực phẩm. Điều này có thể bao gồm các biện pháp bảo vệ sản phẩm thực phẩm khỏi các yếu tố tiềm ẩn như nhiệt độ, độ ẩm và vi khuẩn.
Thiết kế và bố trí: Thiết kế và bố trí của thang máy tải thực phẩm phải được xem xét để đảm bảo khả năng sử dụng. Việc này cần làm rõ trong thiết kế nhà hàng với các kiến trúc sư để trong thời gian thì công thì cũng phải có sẵn mặt bằng như hố thang. Các kiến trúc sư nhà hàng cũng nên tham khảo các kích thước cơ bản của thang thực phẩm để có một thiết kế hợp lý phù hợp với tổng thể kiến trúc của toàn công trình.
- Chuẩn bị các bản vẽ và giấy phép: Sau khi đánh giá nhu cầu và thiết kế, công ty cần chuẩn bị các bản vẽ và giấy phép cần thiết để bắt đầu quá trình lắp đặt.
- Lắp đặt khung thép: Bước này bao gồm lắp đặt khung thép để hỗ trợ thang máy và tạo nền tảng cho các phần còn lại của thang thực phẩm. Chủ công trình cần phải hoàn thiện hố pít trước khi lắp đặt khung thép.
- Lắp đặt các bộ phận thang máy: Bao gồm việc lắp đặt các linh phụ kiện của thang thực phẩm như cửa, bộ điều khiển, cơ chế dây cáp, bộ truyền động…
- Lắp đặt các thiết bị an toàn: Việc lắp đặt các thiết bị an toàn như cảm biến và hệ thống báo động là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa được vận chuyển.
- Thử nghiệm và kiểm định: Sau khi lắp đặt xong, thang máy tải thực phẩm sẽ được kiểm tra để đảm bảo thang máy đáp ứng các yêu cầu an toàn và hiệu quả.
- Huấn luyện và bàn giao: Cuối cùng, nhân viên nhà hàng, nhà bếp sẽ được huấn luyện để sử dụng thang máy thực phẩm một cách an toàn và hiệu quả. Đơn vị lắp đặt sẽ bàn giao công trình cho chủ đầu tư và bắt đầu đưa vào sử dụng.
Một công trình thang thực phẩm có thể lắp đặt trong khoảng thời gian từ 5-15 ngày. Là một đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt các dòng thực phẩm, Thang máy ACG có thể thực hiện việc lắp đặt công trình trong thời gian dưới 7 ngày. Nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi để được tư vấn.
Bảo trì bảo dưỡng thang máy tải thực phẩm
Để thang máy có thể hoạt động bền bỉ và tránh trường hợp những lỗi không đáng có trong quá trình sử dụng làm gián đoạn công việc của nhà hàng. Quý khách nên bảo trì công trình một cách thường xuyên. Với những sản phẩm mới cung cấp, Thang máy ACG có chế độ hậu mãi bảo trì 12 tháng cho thang thực phẩm mới lắp đặt. Quy trình bảo trì thang thực phẩm như sau:
- Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Việc kiểm tra và bảo trì định kỳ được xem là bước quan trọng nhất để đảm bảo thang máy tải thực phẩm luôn hoạt động ổn định và an toàn. Điều này bao gồm việc kiểm tra các bộ phận quan trọng như bộ điều khiển, cơ chế dây cáp, hệ thống an toàn và các thiết bị khác để đảm bảo chúng đang hoạt động bình thường và không có vấn đề gì xảy ra.
- Vệ sinh và bảo dưỡng các bộ phận: Các bộ phận thang máy tải thực phẩm cần được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chúng sạch sẽ và hoạt động tốt. Việc này bao gồm vệ sinh và bảo dưỡng các cánh cửa, các bộ phận cơ khí và hệ thống dây cáp.
- Kiểm tra hệ thống an toàn: Hệ thống an toàn của thang máy tải thực phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hàng hóa, thức ăn được vận chuyển. Việc kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị an toàn định kỳ bao gồm kiểm tra các cảm biến, thiết bị báo động và hệ thống khóa an toàn.
- Thay thế các bộ phận cũ hỏng: Trong quá trình sử dụng, các bộ phận của thang máy tải thực phẩm có thể bị hư hỏng hoặc tổn thất tính năng. Việc thay thế các bộ phận cũ hỏng là bước quan trọng để đảm bảo thang máy hoạt động tốt.
- Lập kế hoạch bảo dưỡng: Công ty nên lập kế hoạch bảo dưỡng thang máy tải thực phẩm để đảm bảo việc bảo trì được thực hiện định kỳ và đầy đủ. Kế hoạch bảo dưỡng cũng giúp công ty định kỳ kiểm tra và đánh giá tình trạng của thang máy và đưa ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra
Trên đây là các quy trình lắp đặt và bảo dưỡng thang máy tải thực phẩm. Quý khách có nhu cầu lắp đặt thang thực phẩm hãy liên hệ ngay tới hotline ACG 08688088883 để được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia 24/24 .
Bài viết tham khảo:
CÁCH TỐI ƯU QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ THỰC PHẨM TRONG NHÀ HÀNG