Nếu muốn Mở Nhà Hàng, KHÔNG THỂ BỎ QUA những điều sau !!!!

Bạn muốn mở một nhà hàng kinh doanh nhưng chưa biết chuẩn bị những gì? Trong bài viết dưới đây, Thang máy ACG sẽ đưa ra một vài lưu ý để bạn có thể xây dựng được một kế hoạch mở nhà hàng cụ thể nhất.

Chọn ý tưởng và thương hiệu, định hình phong cách cho nhà hàng

Để trả lời cho câu hỏi “Mở nhà hàng cần những gì”, trước hết bạn cần có những ý tưởng về phong cách nhà hàng hướng đến. Phong cách chủ đạo của nhà hàng sẽ là “kim chỉ nam” cho việc hình thành, phong cách phục vụ, tạo dựng thực đơn, sắp xếp, bài trí không gian. Và điều đó cũng là điều quan trọng để khẳng định “cá tính” của nhà hàng, đồng thời là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến việc tạo ấn tượng trong khách hàng và níu chân họ sau mỗi lần “ghé thăm”.

Xây dựng thực đơn

    Sau khi xác định được phong cách nhà hàng muốn theo hoặc chủ đề chính của nhà hàng, việc cần làm ngay lập tức đó là lên một thực đơn chi tiết. Trước khi mở nhà hàng, bạn cần liệt kê ra một vài món ăn cơ bản dự định phục vụ.

   Sau khi quyết định được những món sẽ xuất hiện trên menu, bạn sẽ cần xác định những trang thiết bị, dụng cụ cần thiết, nhân viên cần thuê và khoanh vùng khách hàng hướng đến. Hơn hết bạn cần xem xét loại đồ ăn muốn phục vụ, cân bằng giữa nhu cầu của khách cũng như định hướng của nhà hàng. Bên cạnh đó, việc có phục vụ đồ uống có cồn hay không cũng cần được cân nhắc.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

    Sau khi có được định hình phong cách cho nhà hàng và có được thực đơn sơ lược thì việc quan trọng cần làm tiếp theo đó là vạch ra một bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết. Xây dựng chi phí mở nhà hàng vừa là một cách kêu gọi đầu tư, đồng thời dự toán những khoản vay mà bạn có thể phải tính đến.

mở nhà hàng


    Chi phí mở nhà hàng bao gồm các khoản như: Chi phí mặt bằng; giấy phép kinh doanh; tiền trang trí nội ngoại thất, trang thiết bị; chi phí nhập hàng ban đầu; chi phí điện nước hàng tháng; chi phí rủi ro; chi phí dự trù ba tháng đầu kinh doanh…

  • Chi phí mặt bằng: lựa chọn địa điểm mở nhà hàng bên cạnh việc cân nhắc về đối tượng khách hàng tiềm năng xung quanh, thì độ chênh lệch chi phí giữa các khu vực cũng là một điều đáng lưu tâm.

  • Chi phí trang trí nội thất: bao gồm một vài loại chi phí cơ bản như
    • Tiền xây dựng sơn phết lại mặt bằng
    • Tiền mua bàn ghế, nội thất nói chung
    • Tiền mua tủ đông và tủ rau củ quả
    • Tiền mua các vật dụng, trang thiết bị nhà bếp
    • Tiền mua tủ đông và tủ rau củ quả
    • Tiền mua các vật dụng bếp

Bên cạnh đó, một chiếc thang tải thực phẩm cũng là một trang thiết bị nên có trong nhà bếp. Thang tải thực phẩm không chỉ khiến việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn mà còn hạn chế hao phí lao động, tiết kiệm một khoản tiền nhất định cho nhà hàng.

Bạn có thể tham khảo bài viết Mở nhà hàng có nên sử dụng Thang Máy Tải Thực Phẩm? để có những lựa chọn hợp lý

  • Chi phí nguyên vật liệu: Để duy trì nhà hàng, việc quan trọng nhất doanh nghiệp cần làm đó là đảm bảo một nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó ngày một hoàn thiện thực đơn, duy trì phong cách của nhà hàng, tạo dấu ấn riêng, giữ chân khách hàng cũ và chào đón thêm nhiều khách hàng mới.
  • Chi phí Marketing: Khi có được một “bộ nhận diện” tương đối hoàn chỉnh cho nhà hàng, thì bạn cần tính đến việc sử dụng các hoạt động Marketing để quảng bá, lan tỏa hình ảnh nhà hàng đến công chúng. Hoạt động marketing ở đây có thể bao gồm việc sử dụng tờ rơi, banner,... Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá vào ngày khai trương. Hơn hết, trong thời đại công nghệ phát triển, việc tận dụng các trang mạng xã hội để quảng bá hình ảnh nhà hàng đến nhiều nhóm đối tượng cụ thể hơn cũng nên được tính đến.
  • Chi phí quản lý: đội ngũ nhân viên là một yếu tố nòng cốt quyết định đến sự vận hành của nhà hàng. Đầu bếp, phụ bếp, phục vụ, thu ngân, lễ tân, quản kho,... là những vị trí quan trọng trong nhà hàng. Tuy nhiên các vị trí có thể linh động tùy theo quy mô của nhà hàng. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn, đào tạo nhân viên cũng cần chú trọng sao cho phù hợp với phong cách nhà hàng hướng đến.
  • Chi phí khác: bao gồm những chi phí phát sinh, nằm ngoài dự kiến, như chi phí điện nước, thuế, chi phí rủi ro cho ít nhất 3 tháng đầu.

chi phí mở nhà hàng


Qua danh sách các loại phí cơ bản nêu trên, doanh nghiệp cần có bảng dự toán chi phí mở nhà hàng của riêng mình. Nhưng, về tổng quan số vốn để mở nhà hàng sẽ rơi vào khoảng 500 triệu đồng đối với những nhà hàng có diện tích mặt bằng từ 50-100m2. Vậy nên, để kinh doanh nhà hàng thành công, bạn cần chuẩn bị kĩ chi phí đầu tư ban đầu, sử dụng nguồn vốn hợp lý và vận dụng khả năng điều phối.

Nếu quan tâm đến sản phẩm Thang máy tải thực phẩm, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0868088883 để được tư vấn miễn phí

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: