Cấu tạo hệ thống thủy lực của thang máy tải hàng

Thang máy tải hàng thủy lực là loại thang máy chuyên được sử dụng để nâng hạ trong những khu công nghiệp nặng. Vậy hệ thống thủy lực của thang nâng hàng hoạt động như nào? Cùng Thang máy ACG tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Hệ thống thủy lực 

Hệ thống thủy lực là hệ thống truyền động cũng như hệ thống chuyển lực của chất lỏng trong môi trường giới hạn. Cụ thể là trong môi trường thủy lực thì chất lỏng sẽ được truyền tải bằng lực đẩy lên chất lỏng. 

Chất lỏng ở đây có thể là dầu, nhớt, hóa chất… với độ nhớt, độ đậm đặc, nhiệt độ và tính chất khác nhau. Hệ thống thủy lực được ứng dụng nhiều vào các ngành công nghiệp khác nhau như: dây chuyền sản xuất ô tô – xe cơ giới,  công trình xây dựng, ứng dụng trong thang máy,...

 

Cấu tạo của hệ thống thủy lực trong thang máy

Hệ thống thủy lực của thang nâng hàng bao gồm 3 bộ phận chính:

  • Bể chứa chất lỏng
  • Máy bơm, được hỗ trợ bởi một động cơ điện
  • Van giữa các xi lanh bể chứa

Nguyên lý hoạt động

Đầu tiên máy bơm sẽ ép dầu từ bể vào các ống dẫn tới xi lanh. Khi van mở ra, chất lỏng sẽ đi theo đường dễ nhất để trở về bể chứa chất lỏng. Khi van đóng lại, chất lỏng sẽ chịu áp lực và  không có nơi nào để đi nên sẽ vào trong xilanh và đẩy piston nâng thang máy lên trên.

Khi cabin lên bằng với tầng trên thì hệ thống điều khiển tắt máy bơm sẽ không có chất lỏng chảy vào xilanh nhưng chất lỏng đã có sẵn trong piston không thể chảy ra ngoài. Piston dựa vào chất lỏng để cabin nằm ở vị trí mong muốn.

Khi mở van điện từ, các chất lỏng đã thu thập được trong các xi lanh có thể chảy ra ngoài hồ chứa chất lỏng. Trọng lượng của cabin đẩy xuống trong các piston, chất lỏng chảy trong các piston sẽ chảy vào lại bồn chứa, cabin sẽ dần dần đi xuống và dừng ở 1 tầng thấp hơn và hệ thống điều khiển sẽ đóng van lại. Để dầu trong xilanh không chảy lại bể dầu thì hệ thống điều khiển sẽ điều khiển van đóng mở. Van được hoạt động bằng điện và bằng một công tắc điện từ

Thang hàng thủy lực hoạt động lên xuống nhờ vào lực đẩy của piston được lắp đặt ở dưới đáy hố pit. Cơ chế của loại thang này là nhờ vào hệ thống truyền động là bơm thủy lực, cabin được di chuyển lên xuống nhờ một piston đẩy nên loại thang này khi hoạt động ít gây tiếng ồn, độ an toàn khá cao.

Ưu nhược điểm của hệ thống thủy lực

Thang máy thủy lực ra đời sau các dòng thang máy khác vậy thang máy thuỷ lực có những ưu điểm gì? Các bạn hãy đọc tiếp phần dưới đây nhé

  • Tiết kiệm được chi phí xây dựng phòng máy đồng thời tiết kiệm được diện tích không gian công trình 
  • Cơ chế chuyển động nhờ xi lanh và piston nên chuyển động sẽ êm ái và không gây ra tiếng ồn khi sử dụng nên sẽ không gây cảm giác khó chịu cho người dùng

Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm vượt trội như vậy thì thì hệ thống thủy lực cũng có những nhược điểm như là:

  • Phần dầu trong máy bơm có thể bị rò rỉ xuống dưới chân thang máy nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ làm hỏng thang máy và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
  • Thang máy thủy lực chỉ dùng được cho số tầng nhất định nên sẽ không phải là phương án tốt nhất cho những công trình cao tầng
  • Chi phí vận hành, sửa chữa hay bảo trì của thang máy thủy lực tốn kém hơn so với các dòng thang máy khác trên thị trường,
  • Các linh kiện, bộ phận của thang máy khó tìm thấy nên việc thay mới gặp nhiều khó khăn.  

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm hiểu biết về hệ thống thủy lực và cái nhìn khách quan hơn đối với dòng thang máy thủy lực. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0868088883 để được tư vấn miễn phí và đặt hàng. Sự hài lòng  của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi .
Những  bài viết khác:

THIẾT KẾ THANG MÁY TẢI HÀNG TRONG SIÊU THỊ

 

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: