Bỏ túi những mẹo Thiết kế Nhà hàng ĐẸP sau đây.

Thiết kế nhà hàng là một khâu hết sức quan trọng ngay từ khi doanh nghiệp đang định hình về phong cách nhà hàng mình muốn theo đuổi. Trong bài viết dưới đây, thang máy ACG sẽ đưa ra một vài gợi ý thiết kế nhà hàng đẹp.

1. Tầm quan trọng của thiết kế nhà hàng

Nhà hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, mang tính đặc thù ngành cao, với những tiêu chuẩn riêng, từng loại hình nhà hàng sẽ có những quy định, tiêu chí thiết kế, bài trí khác nhau. Việc nắm bắt được xu hướng chung của thế giới và đáp ứng được thị hiếu khách hàng là yếu tố tiên quyết đến sự thành công của mỗi nhà hàng.

Một nhà hàng có kiến trúc, phong cách một hài hòa và nhất quán từ cách bài trí, đến dịch vụ sẽ gây ấn tượng với khách hàng hơn là một nhà hàng có kiến trúc thiếu sự liên kết. Chưa kể đến việc không thống nhất trong khâu chuẩn bị dễ dẫn đến việc đầu tư dàn trải, gây lãng phí về mặt tài chính, kém hiệu quả.

Đứng trước nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, việc thiết kế nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và kinh doanh nhà hàng của doanh nghiệp.

2. Thiết kế các khu vực phụ

  • Lối vào nhà hàng là một yếu tố không kém quan trọng so với không gian bên trong nhà hàng. Phụ thuộc vào phong cách mà doanh nghiệp mong muốn theo đuổi, những biển hiệu, bảng chỉ dẫn, âm nhạc, ánh sáng, khu vực hiên, mái che, chậu hoa cũng cần tạo nên một tổng thể hài hòa cho khu vực lối vào, thu hút khách hàng. Khi không gian chính, quầy bar và bếp nấu và tổng thể thiết kế quyết định chất lượng dịch vụ của nhà hàng thì khu vực chờ lại là nơi tạo ấn tượng đầu tiên cho khách hàng. Biển hiệu, ánh sáng, cách bài trí chỗ ngồi khi nhìn từ bên ngoài và những phụ kiện trang trí là những tiểu tiết dù nhỏ nhưng doanh nghiệp không nên bỏ qua khi thiết kế nhà hàng.

  • Khu vực chờ chỉ có một vài nhà hàng có đủ điều kiện để cung cấp không gian chờ cho khách hàng, một số sẽ ghép chung với không gian chính, một số khác sẽ để thành một khu vực riêng biệt và bố trí thêm ghế để khách hàng có thể ngồi đợi một cách thoải mái hơn. Đối với khu vực này, nhà hàng cũng nên để thêm thực đơn hoặc bảng thông báo có đính một vài sự kiện nổi bật của nhà hàng (wine-tasting, weekly specials, happy hour,...)

  • Quầy bar nếu doanh nghiệp có ý định cung cấp đầy đủ dịch vụ từ đồ ăn đến những thức uống có cồn thì quầy bar sẽ là nơi khách hàng vừa dùng bữa và đồng thời sử dụng đồ uống ngay tại chỗ. Khu vực này nên trở nên dễ chịu như khu vực phòng ăn chính, cần đáp ứng cả nhu cầu dùng bữa ăn và dùng đồ uống tại chỗ.

3. Thiết kế khu vực phòng ăn

Cách thiết kế khu vực phòng ăn vừa góp phần tạo nên một phong cách cho tổng thể nhà hàng, điểm mấu chốt để tạo thiện cảm với khách hàng nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng đến cách hoạt động của các nhân viên. Do đó, trước hết, doanh nghiệp cần liên lạc với chính quyền địa phương hoặc các đơn vị có thẩm quyền để nắm được số lượng chỗ ngồi và sắp xếp sao cho hợp lý nhất. Tiếp đó, doanh nghiệp có thể cân đối khoảng cách giữa các bàn và cách bài trí các đồ vật trong phòng ăn và có thể để một khoảng không gian dành cho khu vực chờ.

  • Cân đối khoảng cách giữa các chỗ ngồi

Thiết kế nhà hàng cần cân đối giữa không gian cho phép và một bầu không khí thoải mái. Nói theo một cách khác thì doanh nghiệp cần giữ cho nhà hàng của mình một lượng khách vừa đủ để nhà hàng không bị quá vắng hoặc quá đông khách nhưng cũng đồng thời tạo ra một mức lợi nhuận nhất định cho nhà hàng. Một số nhà hàng sẽ chú trọng về việc bài trí không gian, sắp xếp bàn ghế hơn là thiết kế nội thất. Điều dễ thấy hiện nay là các quán ăn sẽ chú trọng đến khoảng cách giữa các vị trí ngồi còn những nhà hàng sẽ tập trung đến không khí, không gian tổng thể của nhà hàng

  • Thiết kế những khu vực “gây nhức nhối”

Trong một nhà hàng hoàn hảo, có lẽ một “khu vực nhức nhối” cụ thể sẽ khó tồn tại. Tuy nhiên, “khu vực gây nhức nhối” này vẫn có thể len lỏi vào một số phòng ăn của một vài nhà hàng. “Khu vực gây nhức nhối” ở đây có thể hiểu là  vị trí mà khách hàng không thường xuyên muốn ngồi, một vài vị trí có thể kể đến như khu vực gần lối vào bếp nấu, khu vực gần lối vào phòng vệ sinh, và khu vực cửa ra vào.

Để nhận diện và hạn chế được những khu vực nhức nhối này, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng những tấm chắn, ngăn khoảng cách giữa các khu vực kể trên với vị trí kê bàn ăn.

  • Máy sưởi, máy hút mùi:

Một công cụ quan trọng và đòi hỏi đầu tư một nguồn tài chính lớn. Đối với mọi nhà hàng, dù là đang trong quá trình hoạt động hay mở mới, hệ thống làm ấm và làm lạnh luôn cần thiết. Bởi lẽ, khu vực bếp của mọi nhà hàng thải ra một khối lượng lớn khí nóng, mùi nấu nướng,... Doanh nghiệp cần có thiết bị hút mùi, khử mùi chuyên dụng.

Máy điều hòa phù hợp cũng cần thiết đối với thiết kế nhà hàng. Một nhà hàng với hệ thống điều hòa không đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ gây những ấn tượng xấu với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên cố gắng đầu tư cho hệ thống điều hòa có chất lượng tốt, hạn chế tối đa những hỏng hóc về sau.

4. Khu vực nhà bếp

Khu vực “trái tim” của nhà hàng chính là khu vực bếp ăn. Mặc dù phần lớn nhà hàng trên thị trường hiện nay thì khu vực này không được công khai hay được bố trí ở một nơi gọn gàng không liên quan đến khu vực chính. Nhưng thiết kế của khu vực bếp cũng không kém phần quan trọng so với khu vực phòng ăn. Kích thước của nhà bếp và thể loại đồ ăn mà nhà hàng muốn phục vụ sẽ quyết định đến những công cụ cần thiết và cách sắp xếp chúng sao cho hợp lý.

Bên cạnh đó, đối với các nhà hàng có nhiều tầng, việc đầu tư một chiếc thang tải thực phẩm là vô cùng cần thiết. Thang tải thực phẩm không chỉ giúp cho việc vận chuyển thức ăn được nhanh chóng hơn mà còn giúp công tác dọn dẹp, vận chuyển đồ đạc giữa các tầng được tiện lợi hơn. Đọc thêm về thang thực phẩm tại Bạn đã thực sự hiểu về thang tời thực phẩm.

5. Phòng vệ sinh

Không gian, không khí của nhà hàng bao quát từ khu vực chính đến phòng vệ sinh. Phòng vệ sinh cần được kiểm tra ít nhất 1 lần vào đầu giờ của mỗi ca làm. Nhân viên phục vụ cần giữ không gian sạch sẽ, gọn gàng, đổ rác, quét nước, kiểm tra và bổ sung nếu thiếu những thứ thiết yếu như nước rửa tay, giấy vệ sinh,...

Trên đây là một vài lưu ý khi thiết kế nhà hàng, Thang máy ACG hy vọng doanh nghiệp sẽ có những ý tưởng sắp xếp và bài trí phù hợp nhất cho nhà hàng của mình.

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: