THANG MÁY CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT | Lựa chọn như thế nào?

Thang máy cho người khuyết tật hiện nay đã được ứng dụng ở nhiều nơi giúp đỡ hoạt động sống của người khuyết tật. Vậy khi lắp đặt thang máy cho người khuyết tật chúng ta cần chú ý những gì? Hôm nay Thang máy ACG sẽ cùng mọi người tìm hiểu nhé.

Cấu tạo thang nâng cho người khuyết tật

Thang máy nâng cho người khuyết tật gồm có các bộ phận như cửa, cabin thang máy, bảng điều khiển, tín hiệu âm thanh và tính năng cứu hộ.

  • Cửa cabin thang nâng khuyết tật: Cửa cabin thang máy phải đảm bảo đủ kích thước hợp lý theo tiêu chuẩn cho người sử dụng. Cửa có hệ thống đóng mở tự động (mở lùa về một phía) hoặc mở cửa tim. Cửa phải rộng tối thiểu 700mm để người dùng xe lăn dễ dàng di chuyển. Một linh kiện không thể thiếu là thiết bị an toàn cửa thang máy đó là hệ thống an toàn cửa photocell. Thời gian đóng/ mở cửa sẽ được thiết lập chậm hơn so với các loại thang máy bình thường khác.
  • Cabin thang máy khuyết tật: Kích thước cabin phải đủ rộng để xe lăn có thể dễ dàng di chuyển và quay đầu. Và đặc biệt cabin nhất định phải lắp gương để người quan khuyết tật có thể tiện quan sát. Bên cạnh đó, rãnh thang máy cần phải được làm bằng với nền nhà để tránh người dùng di chuyển bị vấp ngã.
  • Bảng điều khiển: Hệ thống bảng điều khiển trong cabin thang máy phải được thiết kế có độ cao phù hợp để người dùng xe lăn có thể điều khiển. Nút nhấn bảng điều khiển cần có các ký tự, màu sắc tương phản, chữ nổi để hỗ trợ những người khiếm thị khi sử dụng bảng điều khiển.
  • Tín hiệu âm thanh thang máy:Tín hiệu âm thanh giúp ích rất nhiều cho những người có vấn đề về thị giác, việc sử dụng âm thanh để thông báo giúp người dùng xác định được phương hướng di chuyển.
  • Tính năng cứu hộ thang máy: Hệ thống chuông báo động, hệ thống cứu hộ tự động phải luôn luôn hoạt động tốt, đặc biệt chuông báo động phải đặt ở vị trí thấp, dễ tiếp cận để người khuyết tật dễ dàng nhận biết và điều khiển.

Các loại thang máy cho người khuyết tật

Thang máy dành cho người khuyết tật được thiết kế và phân loại theo tính năng, công nghệ, xuất xứ khác nhau. 

Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ: 

Dựa vào nguồn gốc xuất xứ để phân loại thì thang máy dành cho người khuyết tật được chia thành 2 loại. Một là thang máy nhập khẩu nguyên chiếc, hai là thang máy liên doanh. 

Thang máy nhập khẩu: Thang máy cho người khuyết tật nhập khẩu là dòng thang máy được nhập trực tiếp nguyên chiếc từ hãng sản xuất với các thương hiệu lớn như Fuji, Mitsubishi, Thyssenkrupp,….với nhiều tính năng nổi bật, an toàn, thuận tiện cho người dùng như:

  • Độ an toàn cao: Bởi được sản xuất đồng bộ từ nhà sản xuất nên loại thang cho người khuyết tật nhập khẩu có tính đồng bộ rất cao, do vậy các bộ phận cũng như thiết bị an toàn được thiết lập ở mức độ tuyệt đối cho người khuyết tật.
  • Cabin sắc nét, độ với tay vịn và bảng điều khiển được đặt phù hợp với đa dạng kiểu mẫu cùng những ký tự nổi đặc biệt dành cho người khiếm thị dễ dàng nhận diện.
  • Tuổi thọ cao: Không thể phủ nhận rằng tuổi thọ của dòng thang máy này rất cao giúp cho người dùng có thể yên tâm với mức chi phí ban đầu đã đầu tư.

Bên cạnh những ưu điểm lớn của thang máy nhập khẩu dành cho người khuyết tật thì ở loại thang này cũng còn một số hạn chế khó tránh khỏi chính là: 

  • Thời gian chờ đợi và lắp đặt khá lâu bởi vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất về;
  • Mức chi phí hay giá thành khá cao bởi phải chịu nhiều loại thuế khi về tới nơi lắp đặt.
  • Khá là khó thay thế linh kiện bởi nhập từ hãng và phải đặt trước hàng tháng mới có.
  • Kích thước thang máy phải đo lường theo kích thước từ hãng sản xuất.

Thang máy liên doanh

Thang dành cho người khuyết tật liên doanh là mẫu thang có phần Cabin được sản xuất, gia công trong nước và các thiết bị chính được nhập khẩu từ hãng sản xuất có thương hiệu lớn. Vì thế nên loại thang máy này có giá thành hợp lý và mềm mỏng hơn so với loại thang máy nhập khẩu nguyên chiếc. 

Ưu điểm

  • Chi phí thấp hơn dòng nhập khẩu là điều mà khách hàng rất thích ở mẫu thang máy này, đồng thời các khoản như thay thế linh kiện, bảo trì, bảo dưỡng cũng dễ dàng và kịp thời hơn.
  • Kích thước loại thang này linh hoạt theo công trình của khách hàng kể cả với những công trình có kích thước hố thang không tiêu chuẩn vẫn lắp đặt được bình thường.
  • Thời gian lắp đặt khá nhanh chóng.

Một số điểm hạn chế của loại thang này:

  • Mẫu mã của loại thang máy này không được sắc nét và chuẩn đẹp như dòng nhập khẩu.
  • Tính đồng bộ không cao như thang nhập khẩu là điều không thể phủ nhận bởi Cabin và các thiết bị chính được sản xuất tại hai nơi khác nhau.

Thông số kỹ thuật của thang máy cho người khuyết tật

Thông số kỹ thuật là những số liệu đạt chuẩn về chỉ số hoạt động, khả năng vận hành tối đa và các kích thước thang máy tiêu chuẩn. Tôi sẽ đưa ra những thông số cơ bản cho bạn tham khảo dưới đây:

  • Vật liệu làm thang máy: là thép không gỉ hoặc hợp kim nhôm.
  • Tải trọng:  từ 150kg đến 350 kg.
  • Nguồn điện: Có thể sử dụng loại 3 phase 380V hoặc 1 phase 220V.
  • Hành trình tối đa là 4m. Với thang máy 2 đến 4 tầng thì hành trình tối đa là 12m.
  • Cửa thang: Mở tự động 1 phía, mở 1 cánh hoặc cửa mở tim.
  • Tốc độ vận hành: khoảng 60mm/s.
  • Công suất : 2,2 kw.
  • Vị trí lắp đặt: Có thể lắp đặt ngoài trời hoặc trong nhà tùy mục đích, nhu cầu.
  • Hệ thống an toàn gồm: Cảm biến an toàn, giảm tốc, nắp tự động, khóa an toàn.

Đặc điểm, tính năng

  • Có tiếng ồn thấp với độ ổn định và an toàn cao.
  • Phạm vi hoạt động của thang máy, thang nâng cho người khuyết tật dao động trong khoảng 4m với sức chứa chỉ từ 150kg đến tối đa 350kg, phù hợp với nhiều không gian và diện tích khác nhau.
  • Chiều cao ưu điểm của thang máy, thang nâng cho người khuyết tật từ 02 đến 04 tầng tương đương đến tối đa là 12m.
  • Có thể sử dụng trong nhà và cả ngoài trời.
  • Linh hoạt về kích thước: kích thước của thang nâng cho người khuyết tật có thể được thiết kế theo yêu cầu nhưng trong tiêu chuẩn.

Kích thước thang máy chở người khuyết tật

 Trường hợp 1: 

  • Kích thước buồng thang máy: 800mm x 800mm x 1000mm.
  • Kích thước cửa của Cabin: 800mm x 1000mm( rộng x cao).

Trường hợp 2:

  • Kích thước Cabin thang máy: 1200mm x 1500mm x 2400mm (rộng x sâu x cao).
  • Kích thước cửa Cabin: 1200mm x 2400mm( rộng x cao).

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THANG MÁY DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Đối với mỗi loại thang máy đều được ban hành những tiêu chuẩn riêng về khả năng tiếp cận và quy định thông số kỹ thuật cho người dùng. Ở thang máy dành cho người khuyết tật yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật thang phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật QGVN 10:2014/BXD như sau:
 

  • Kích thước cửa mở thang máy lớn hơn 900mm và kích thước thông thủy buồng thang với chiều rộng x chiều cao nhỏ hơn 1100mm x 1400mm.
  • Kích thước không gian chờ thang phải có diện tích trên 1400mm x 1400mn (chiều dài x chiều rộng).
  • Cửa thang máy hoàn toàn là loại cửa tự động với thời gian đóng mở cửa vừa phải trên 20s nhằm đảm bảo an toàn cho người khuyết tật khi sử dụng, tay vịn thang phải lắp đặt ở vị trí thích hợp với tầm với của người khuyết tật khi di chuyển vào phía trong buồng Cabin.
  • Bảng điều khiển thang máy đặt ở độ cao phù hợp trong khoảng từ 900mm đến 1200mm tính từ mặt sàn buồng tháng đến nút bấm cao nhất. Đồng thời, trên các nút bấm phải thiết kế ký tự nổi Braille đặc biệt với màu sắc tương phản.

Một chiếc thang máy cho người khuyết tật cần đảm bảo đáp ứng đủ các yêu cầu, quy định về: mức độ an toàn, tính phù hợp khi sử dụng cho người khuyết tật, các thiết bị chuyên biệt chỉ ở thang máy dành cho người khuyết tật mới có.

Hy vọng qua  bài viết trên bạn đã có thêm những cái nhìn chi tiết hơn đối với thang máy cho người khuyết tật. Nếu bạn muốn đặt hàng hãy nhanh tay nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo hotline 086838888 để có thể đặt hàng và tư vấn miễn phí.

Bài biết khác:

GIẢI PHÁP THANG MÁY CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: