Những lưu ý khi thực hiện thiết kế bản vẽ thang máy
Thực hiện công việc thiết kế Bản vẽ thang máy là một việc làm vô cùng quan trọng trước khi hoàn thiện toàn bộ công trình. Nhưng trong quá trình làm công việc đó, chúng ta cần lưu ý những gì để có thể hoàn thành bản vẽ một cách nhanh chóng và chính xác nhất? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về những điểm cần phải lưu ý khi tiến hành vẽ bản thiết kế thang máy cho mọi công trình hiện nay
Lưu ý về loại thang máy khi thực hiện Bản vẽ thang máy
Bạn cần phải nắm rõ được về toàn bộ những loại thang máy hiện nay trên thị trường. Loại nào phù hợp với loại công trình nào. Lựa chọn cho thật đúng và kỹ càng sẽ khiến cho công trình xây dựng của bạn đảm bảo được chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Mỗi một hãng sản xuất thang máy khác nhau hiện nay đều có những đặc tính và ưu điểm riêng cho từng mẫu thang máy trước khi được tung ra thị trường.
Hình 1: Thực hiện bản vẽ thang máy cần có nhiều lưu ý để thiết kế được hoàn thiện hơn
Một điểm cần lưu ý nữa chính là thiết kế hố thang máy. Hố thang máy quyết định chất lượng và hoạt động của thiết bị sau này rất lớn thế nên cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc vàng khi thiết kế, xử lý và xây dựng hố thang máy đúng chuẩn với yêu cầu của đơn vị cung cấp thang máy.
Lưu ý về đặc điểm kỹ thuật của các loại thang máy
Khi thực hiện Bản vẽ thang máy cũng như xây dựng lên hố thang máy, bạn cũng cần phải nắm rõ những chi tiết và thông số kỹ thuật của loại thang bạn đã lựa chọn. Những chi tiết đó là: Kích thước cần chừa hố tháng, kích thước của cửa thang, chiều sâu của hố pit, chiều cao phòng máy (đối với những loại thang có phòng máy), Overhead. Toàn bộ những thông số kỹ thuật này phải là kích thước thông thủy, chứa cả kích thước của phần tường bao quanh. Đo đạc chuẩn xác và tiến hành thiết kế bản vẽ của thang máy lên giấy với tỷ lệ chuẩn để sau đó xây dựng và lắp ráp đúng kỹ thuật.
Hình 2: Sơ đồ và bản vẽ thiết kế thang máy với loại thang gia đình trọng tải 350kg
Một số lưu ý khác trong quá trình vẽ Bản vẽ thang máy
+ Trong quá trình thi công công trình, người kỹ sư, kiến trúc sư cần phải có mặt trực tiếp để tiến hành đo đạc, giám sát chặt chẽ đội ngũ nhân công làm việc. Trực tiếp kiểm tra toàn bộ diện tích để đưa ra những chi tiết thiết kế cho phù hợp với mức tải trọng trong tòa nhà.
+ Chú ý về tính liên quan giữa chọn loại thang, tải trọng và chiều cao của tòa nhà. Tòa nhà càng cao thì việc thiết kế thang máy nên rộng ra một chút để đảm bảo được tính chất lượng cũng như an toàn, thoải mái cho người sử dụng.
+ Nếu trong trường hợp thang máy có kết hợp với phòng máy, bạn cũng nên chú ý đến độ cao của phòng máy này vì nếu quá eo hẹp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền của Puly, cáp và chất lượng khi thang máy hoạt động.
+ Hạng mục hoàn thiện cuối cùng – Cửa tầng cần đảm bảo đúng kỹ thuật để không ảnh hưởng đến kết cấu của tòa nhà cũng như các thiết bị khác bên trong của tòa nhà.
Hình 3: Đo đạc kỹ lưỡng các chi tiết cả hố thang lẫn thiết bị thang máy nhằm đảm bảo bản vẽ được tính toán và chia tỉ lệ đúng chuẩn nhất
Việc thiết kế Bản vẽ thang máy luôn là công việc quan trọng hàng đầu để có thể mang đến cho khách hàng những công trình chất lượng nhất. Vì vậy, hi vọng với bài viết này, bạn sẽ tránh được những rủi ro trong quá trình làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng và kết cấu của tòa nhà qua công việc thiết kế và xây dựng, lắp ráp thang máy. Mọi chi tiết, mời bạn liên hệ trực tiếp với Thang máy ACG qua địa chỉ:
VPGD: Tầng 16, Tòa nhà Daeha, số 360 đường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
Số điện thoại: 0868088883
Fax: 0868088883
Email: acg.elevator@gmail.com
Xem thêm:
Kích thước thang máy gia đình 300kg
Giá thang máy gia đình loại nhỏ