HIỂU RÕ CÁCH BỐ TRÍ THANG MÁY CHO NHÀ ỐNG| CHỈ VỚI 3 MẸO SAU

Nhà ống là 1 trong những mẫu nhà phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong bài viết này, Thang Máy ACG sẽ cùng quý khách tìm hiểu về cách bố trí thang máy cho nhà ống nhé

Sử dụng cả thang máy và thang bộ

Hiện nay việc bố trí giao thông di chuyển lên các tầng trên rất được chú ý khi xây dựng. Nên đối với những tòa nhà cao tầng việc phân bố cả 2 lối đi lại là điều vô cùng cần thiết.

Ngoài ra việc sắp xếp lối di chuyển trong tòa còn liên quan tới công năng sử dụng và phong thủy. Thông thường đối với nhà ống các kiến trúc sư sẽ thiết kế thang bộ và thang máy theo 3 cách:

  • Thang máy ở bên cạnh thang bộ
  • Thang bộ ôm thang máy
  • Thang máy ở đối diện với thang bộ

Bố trí thang máy cho nhà ống

Trong thiết kế việc bố trí thang máy phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của công trình. Việc bố trí thang máy ở giữa hoặc cuối nhà sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết cấu của tòa nhà. Tuy nhiên đối với nhà ống thường sẽ có chiều rộng nhỏ và chiều dài lớn nên việc bố trí thang máy và cầu thang bộ ở giữa nhà sẽ thuận tiện nhất.

HÌnh ảnh bản vẽ thiết kế cho nhà ống

Tuy nhiên nếu chủ đầu tư muốn lắp đặt thang máy tải hàng kèm người để dễ trung chuyển hàng hóa thì có thể cân nhắc đặt vị trí thang máy ở gara tầng 1 hoặc lối vào chính.

Ưu nhược điểm khi thiết kế thang bộ ôm thang máy

Ưu điểm

- Tiết kiệm diện tích công trình: Tận dụng khoảng thông tầng, tiết kiệm diện tích để sử dụng cho các không gian khác.

- Tiết kiệm chi phí: Thang máy nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí lớn. Bớt được công đoạn lắp lan can đối với thang bộ

Nhược điểm: Thang bộ sẽ bị kín, không lấy được ánh sáng và gió qua khoảng giếng trời.

Đối với thiết kế thang bộ ở cạnh thang máy

Loại công trình phù hợp nhất với thiết kế này là những ngôi nhà ống có chiều sâu quá lớn với mặt tiền bé.

Bản vẽ thiết kế lối di chuyển thang máy ở cạnh cầu thang bộ

Ưu điểm

- Giếng trời giữa cầu thang bộ được giữ lại để lấy ánh sáng và thông thoáng không khí cho ngôi nhà.

- Tăng tính thẩm mỹ trong thiết kế ngôi nhà. Việc tách biệt 2 lối di chuyển đem lại cảm giác rộng rãi và thoáng hơn trong lối di chuyển

Nhược điểm

- Phương án thang máy và thang bộ nằm cạnh nhau này tiêu tốn diện tích hơn phương án thang máy nằm trong lòng thang bộ.

- Phương án này không phù hợp với các công trình nhà cải tạo. 

Bố trí thang máy đối diện với cầu thang bộ

Thang máy đối diện thang bộ là cách bố trí với các tòa nhà có chiều rộng lớn khoảng 4,5m đến 5m.Cách bố trí này rất thuận tiện cho việc đi lại. Cầu thang bộ cũng  thông thoáng hơn nhiều so với phương án thang bộ ôm thang máy.

Đối với các thiết kế này các kiến trúc sư có thể thiết kế thêm 1 nhà WC ở bên cạnh thang máy tận dụng khoảng trống giữa sườn nhà

Ưu điểm: Lối di chuyển giữa các tầng rất rộng rãi giúp việc vận chuyển đồ đạc trong căn nhà đơn giản hơn. 

Nhược điểm: Tốn nhiều diện tích cho lối đi. Chủ đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi thi công

Việc bố trí thang máy trong các nhà ống trong thành phố là điều vô cùng cần thiết. Không chỉ giúp di chuyển giữa các tầng trở nên dễ dàng và an toàn. Là một thiết bị hiện đại, nội thất sang trọng, thang máy không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là một sản phẩm nội thất tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà. 

Hi vọng qua bài viết này các chủ đầu tư đã có cho mình cái nhìn cụ thể trong việc bố trí thang máy công trình của mình. Nếu có nhu cầu lắp đặt thang máy hãy nhấc máy liện hệ ngay tới hotline 0838088883 Thang máy ACG để được tư vấn nhiệt tình và tận tâm.

Tìm hiểu thêm: MỘT SỐ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ THANG MÁY [CHỦ ĐẦU TƯ CẦN NẮM RÕ]

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: