CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH THANG MÁY (cập nhập thông tin và ứng dụng)

Nói đến thang máy là nói đến sự tiện lợi khi di chuyển, sức chứa lớn và không thể không kể đến sự an toàn. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công tắc hành trình – một trong các bộ phận có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho thang
máy.

công tắc hành trình thang máy

1. Công tắc hành trình có tác dụng như thế nào?

Như tên gọi của nó, công tắc hành trình là bộ phận được lắp đặt tại 2 đầu, ở trên và ở dưới cabin thang máy. Công tắc hành trình được bố trí lắp tại tầng thấp nhất và cao nhất của thang tại công trình. Mỗi vị trí gắn công tắc điểm tầng sẽ có khoảng 2-3 công tắc được sử dụng với chức năng như nhau.

Công tắc hành trình có tác dụng giới hạn, cắt chiều để đảm bảo thang máy không vượt quá hành trình, gây nguy hiểm cho người sử dụng hay gây hư hỏng hàng hóa, đồng thời giữ an toàn khi bảo trì, bảo dưỡng. Như vậy, bộ phận này đảm nhiệm một phần vai trò đảm bảo an toàn của thang trong quá trình hoạt động, kiểm soát quá trình vận hành được trơn tru, đúng điểm đến, từ đó nâng cao tính hiệu quả và chính xác của thang máy.

2. Nguyên tắc hoạt động của công tắc hành trình

Công tắc hành trình dùng để đóng cắt mạch điện ở lưới điện hạ áp. Nó có tác động tương tự như nút ấn, chỉ khác ở chỗ động tác ấn bằng tay sẽ được thay thế bằng việc tiếp xúc các bộ phận cơ khí, từ đó quá trình chuyển đổi cơ khí thành tín hiệu điện.
Các bộ phận cơ bản bao gồm: cần tác động, chân COM, chân thường đóng (NC), chân thường hở (NO). Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình: ở điều kiện bình thường, tiếp điểm giữa chân COM và chân NC sẽ được đấu với nhau.
Khi có lực tác động lên cần tác động thì tiếp điểm giữa chân COM + chân NC sẽ hở và chuyển qua chân COM + chân NO. Như vậy, khi đấu điện chúng ta cần xác định chính xác 3 chân này hoặc có thể kiểm tra bằng cách sử dụng VOM đo ngắn mạch để xác định.

công tắc hành trình

3. Cách căn chỉnh công tắc hành trình tại cabin

Tại tầng đầu tiên và tầng cuối cùng (tầng cao nhất) của thang máy, công tắc hành trình được lắp đặt cách điểm dừng từ 20 – 40 cm, đảm bảo cho công tắc tiếp xúc được với gờ chạm cảm biến.

https://cuucuu99.com/wp-content/uploads/2020/06/4-1.jpg

Tại các tầng giữa, các công tắc được lắp đặt song song, cách nhau từ 30-80 cm sao cho công tắc tiếp xúc với gờ cảm biến khi thang đã dừng hẳn.

https://cuucuu99.com/wp-content/uploads/2020/06/ga-cam-bien-thang-may.jpg

4. Tối ưu hoạt động của công tắc hành trình

Để đảm bảo bộ phận này phát huy tốt tác dụng, ngoài việc lắp đặt và vận hành chính xác, người dùng cần lưu ý đến việc thường xuyên bảo hành và bảo trì để duy trì hiệu quả của công tắc hành trình.

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: