các lỗi thường gặp ở thang tải khách

Hôm nay cùng thang máy ACG tìm hiểu nhé về những lỗi có thể gặp phải trên một chiếc thang máy tải khách nhé.

Các điểm nhận biết thang máy được hiệu chỉnh thông số chuẩn

Quá trình lắp đặt phần điện vô cùng quan trọng nên khi lắp đặt thang máy phải hết sức cẩn thận vì nó liên quan tới việc vận hành của thang máy. Nếu lắp đặt không cẩn thận, thang máy nhiều khả năng sẽ vận hành không được êm ái hoặc có thể gây tiếng ồn và sóc. 

Một số điểm nhận biết thang máy được hiệu chỉnh thông số chuẩn:

  • Tốc độ đóng cửa thang máy không quá nhanh cũng không quá chậm (khoảng 3 giây) , khi cửa đóng không bị tiếng kêu khi cửa tiếp xúc.
  • Tốc độ chạy của thang máy ổn định, không bất ngờ tăng tốc hoặc dừng lại. Lúc dừng tầng, thang máy hoạt động êm ái, không giật cục.

Bảng mã lỗi hiển thị thang máy trên bảng gọi tầng

  • Lỗi F: Lỗi mất pha, mất an toàn chính, mất phanh động cơ (với Tủ PLC)
  •  Hiện chữ E: Thang máy đang chuyển qua chế độ chạy UD (với Tủ PLC)
  • Lỗi E2 – Hở mạch toàn cửa – Cửa thang máy bị hở mạch toàn cửa do tiếp điểm cửa hoặc dây điện bị đứt.
  • Lỗi E3, E4 – Thang máy chạy lên, xuống bị quá hành trình
  • Lỗi E5, E6 – Khoá cửa thang máy không mở hoặc không đóng Gặp phải khi cửa không ở vị trí mở sau 15s nhận được tín hiệu.
  •  Lỗi E8 – Lỗi truyền thông do nhiễu tín hiệu
  • Lỗi E10, E11, E12 – switch buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị trí
  • E19, E37 – Lỗi cửa, do kẹt cửa, mở lâu không đóng, gặp vật cản hoặc tiếp điểm cửa không ăn.
  • 9, Lỗi E20 – Lỗi bảo vệ trượt khi thang máy
  • 10, Lỗi E21 – Quá nhiệt động cơ
  • 11, Lỗi E22 – Lỗi đảo động cơ do động cơ sảy ra hiện tượng trượt liên tục trong 0.5s
  • 12, Lỗi E23, E24 – Lỗi tốc độ thang máy
  • 13, Lỗi E27, E28 – Lỗi cảm biến bằng tầng
  •  Lỗi E30 – Lỗi vị trí bằng tầng
  • Lỗi E32 – Mạch an toàn bị hở lúc thang máy hoạt động
  • Lỗi E35, E36 – Lỗi contactor
  • E45 – lỗi relay mở cửa trước
  • Một số bảng mã lỗi khác cũng cần lưu ý
  • Lỗi E49 – Lỗi truyền thông không do lỗi tín hiệu
  • Lỗi 60 – Tiếp điểm contator bị ngắt kết nối
  • Lỗi E61 – Lỗi tín hiệu khởi động
  • E74 lỗi bộ hãm
  • Lỗi E75 – Đứt cầu chì
  • E77 – Lỗi lệch tốc độ, thời gian tăng tốc quá ngắn, quá tải
  • Lỗi E82 – Lỗi Ecodor
  • Lỗi đen màn hình – do đảo pha hoặc cháy móng ngựa
  • Khi thang máy chạy từ dưới lên: switch giới hạn trên tự động ngắt hoặc thang chạy vượt quá mức đỉnh giới hạn trên. ( F212-0)
  • Khi thang máy chạy từ trên xuống: Switch giới hạn dưới tự động ngắt hoặc thang chạy quá mốc giới hạn dưới. ( F212-0)
  • Lỗi cảm biến bằng tầng trên và dưới – Do cảm biến không được kích hoạt hoặc do cảm khoảng cách bảo vệ tối đa của padZ

Các lỗi thường gặp ở thang máy tải khách phần cơ học

Chất lượng lắp đặt ảnh hưởng rất nhiều tới sự vận hành của thang máy. Chính vì vậy tìm một đơn vị uy tín và có đội ngũ lắp đặt lành nghề là điều thực sự cần thiết. Quá trình lắp đặt thang ảnh hưởng tới 50% khả năng vận hành của thang máy. Và dưới đây sẽ là các lỗi thường gặp ở thang tải khách:

  • Thả trì không thẳng, dẫn đến lắp ray không chính xác. Các khớp nối ray bị lệch dẫn đến độ êm chạy khi thang máy đi qua.
  • Lắp cửa không chính xác gây ma sát giữa cửa khi đóng mở với tường hoặc bộ phận khác. Gây tiếng kêu khi đóng mở cửa thang.
  • Lắp cửa không chuẩn làm lệch tiếp điểm dễ gây thang không đóng được cửa mà tự động mở ra.
  • Lắp cabin siết ốc không chắc, khi thang chạy thì cabin phát ra tiếng cọt kẹt.
  • Lắp puly không chuẩn dẫn đến cáp bị lệch có thể gây bật ray khỏi puly.
  • Đặt máy không chuẩn gây hiện tượng rung lắc khi động cơ hoạt động.
  • Gắn cờ, móng ngựa lệch làm thang dừng lệch tầng

Hiển thị lỗi thang máy

Một số lỗi thường gặp có thể nhận biết được ngay:

  • Kẹt cửa thang: Cửa thang không thể đóng lại như bình thường và khi vận hàng sẽ gây ra tiếng ồn khó chịu. Nguyên nhân dẫn tưới lỗi này là do có vật kim loại cứng, đá, sỏi, hạt hoa quả rơi vào khe cửa gây nên.
  • Cứu hộ tự động hỏng: Do tuổi thọ thang máy lâu đời, do hoạt động của nguồn điện không ổn định khiến cho các linh kiện máy móc của thang máy bị lão hóa nhanh. Khi đứt cáp thang máy gặp sự cố mất điện, thang máy đang hoạt động không được đưa về tầng gần nhất và mở cửa
  • Sử dụng sai mục đích xảy ra tình trạng bung, lệch cửa, móp méo: Sử dụng sai mục đích thường xảy ra với thang máy tải khách sử dụng làm thang máy tải hàng. Thiết bị nhanh hỏng hóc. 

Nguyên nhân: Nguồn điện không ổn định. 

Nhận biết: Tuổi thọ linh kiện ngắn, mất điện , đảo pha thang máy không hoạt động

  • Cháy- hỏng toàn bộ hệ thống, nhiễm điện

Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của thiên tai, sấm chớp hoặc điện lưới phòng máy. 

Nhận biết: Thang máy không hoạt động. 

Biện pháp: Gọi nhân viên bảo trì sửa chữa đến khắc phục chữa không đúng quy cách quy trình.

  • Tiếng ồn động cơ, rung lắc, thang máy hoạt động không êm ái: 

Nguyên nhân: Tuổi thọ thang máy lớn, ray dẫn hướng khô dầu, thang máy không hoạt động thường xuyên. 

Nhận biết: Thang máy hoạt động với tiếng ồn rung lắc

 

 

Để thang máy hoạt động ổn định, lâu bền và tránh được các lỗi trên thì bạn nên bảo trì thang máy theo định kỳ. Khi thang máy được bảo trì định kỳ thì sẽ vận hành êm ái, dù là lỗi 1 động cơ nhưng cũng đủ gây ra những tai nạn không đáng có.

Thang máy ACG với kinh nghiệm và uy tín hoạt động lâu năm trong lĩnh vực vận tải đứng. Chúng tôi luôn hết mình tận tâm trong từng công trình. Nếu quý khách có nhu cầu lắp đặt hoặc bảo trì thang máy thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0868.388.883 để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

Có thể bạn quan tâm: ĐIỀU PHỐI ĐIỂM ĐẾN TRONG THANG MÁY

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: