15 thiết bị THANG MÁY hay bị hỏng và cần thay theo định kỳ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để đảm bảo chiếc thang máy của mình luôn được an toàn và hoạt động bền bỉ, bạn cần phải bảo trì và thay thế một số thiết bị theo quy định. Trong bài viết này, Thang máy ACG sẽ đề cập đến 15 thiết bị thang máy hay bị hỏng hóc nhất và cần phải thay thế theo định kỳ.

1.Thiết bị chiếu sáng

Thiết bị chiếu sáng trong thang máy bao gồm: đèn downlight hoặc đèn tuýp Led. Do tần suất chiếu sáng liên tục, sự bật tắt nhiều lần do cơ chế tắt bật tự động khoảng 15 phút/lần là lý do thiết bị chiếu sáng cần được thay thế định kỳ. Ngoài ra, đèn LED sử dụng một thời gian cũng bị “lão hóa” dần.

Giá sản phẩm: trong khoảng từ 100k đến 300k.

2. Cảm biến vật cản

Cảm biến vật cản bao gồm hai thiết bị: dạng thanh dài hoặc dạng điểm. Nguyên nhân cảm biến vật cản cần bị hỏng hóc nằm ở những lý do sau:

  • Các bóng hồng ngoại của thiết bị bị lão hóa trong môi trường ẩm.
  • Do sự va đập trong quá trình đóng mở cửa có sự va đập với vật cản.
  • Do tác động vô ý: che giữ cửa lâu, nguồn điện bị chập chờn.

Giá sản phẩm: trong khoảng 2 triệu đến 4 triệu.

Thời gian thay thế: 2 tiếng

3. Bộ cứu hộ tự động

Bộ cứu hộ tự động bao gồm hai thiết bị: dạng 3 pha ARD hoặc dạng 1 pha UPS. Hầu hết tủ cứu hộ hay hỏng ắc quy nhiều nhất. Đây là thiết bị cần thay thế định kỳ. Nguyên nhân bộ cứu hộ tự động bị hỏng hóc nằm ở những lý do sau:

  • Do ắc quy khô không bền, chỉ có hạn sử dụng 18 tháng.
  • Do khi bảo trì không xả nguồn dự phòng thường xuyên.
  • Các thiết bị nghịch lưu Triac có tuổi thọ không cao.

4. Hộp giới hạn an toàn

Nguyên nhân hộp giới hạn an toàn bị hỏng là do:

  • Hoạt động môi trường ẩm, tiếp điểm bị oxy hóa.
  • Lão hóa theo thời gian sử dụng: lò xo giãn, mất bánh xe tỳ,...

Giá sản phẩm:  trong khoảng từ 400k đến 800k.

5. Phím gọi tầng

Phím gọi tầng thường bị hỏng do sử dụng nhiều, chất lượng phím không tốt. Tầng 1 thường là tầng hay bị hỏng nhất. Một số lý do hỏng hóc đến từ chất liệu phím bằng nhựa, hay bị giòn theo thời gian, chất lượng mạch bo phím không tốt hay bị oxy hóa mạch LED.

Giá sản phẩm: từ 400k đến 800k

6. Dầu bôi trơn ray – Hộp đựng dầu bôi trơn

Bấc dầu hay bị thối ko thể hút dầu bôi trơn ray. Dầu hay bị cạn nếu không bảo trì thường xuyên. Hộp dầu thường bằng nhựa, hay bị thủng, bị vỡ do lão hóa nhựa.

Giá sản phẩm: từ 250k đến 700k.

7. Suýt an toàn hố pit trong thang máy

Suýt an toàn hố pít thang máy bị hỏng thường do môi trường sử dụng có độ ẩm cao dẫn đến các tiếp điểm hay bị oxy hóa, gây hiện tượng chập chờn mạch an toàn thang. Thường các công ty hay loại bỏ phần này để thang hoạt động ít gây lỗi nhưng việc này lại không tạo an toàn cho nhân viên bảo trì khi đi bảo dưỡng.

Giá sản phẩm: từ 200k đến 700k.

8. Công tắc tơ

Công tắc tơ bị lỗi do tiếp điểm hoạt động liên tục, hay bị muộn và tiếp xúc kém. Một số lý do khác khiến công tắc tơ bị lỗi là do điện áp không tốt, cuộn hút làm việc kém gây tiếng ồn và kêu khi hoạt động. Việc vệ sinh định kỳ các tiếp điểm hoặc thay thế theo định kỳ sẽ giúp hạn chết việc hỏng hóc của công tắc tơ.

Giá sản phẩm: 400k – 2,5 triệu

9. Rơ-le trung gian

Rơ-le trung gian bị hỏng thường do tiếp điểm nhỏ, hay bị muội nếu dùng đóng cắt cho dòng lớn, gây ra hoạt động thang máy không ổn định. Tuổi thọ Rơ-le không cao, khoảng 1 đến 2 năm cần phải thay thế.

Giá sản phẩm: từ 200k đến 800k.

10. Thiết bị kiểm soát pha nguồn

Thiết bị kiểm soát pha nguồn 3 pha, nếu 1 pha mất hay yếu thì cả thiết bị sẽ bị ảnh hưởng. Lỗi thiết bị xảy ra thường do nguồn vào không bảo đảm.

Giá sản phẩm: từ 400k đến 1 triệu.

11. Nguồn điều khiển thang máy

Nguồn điều khiển thang máy bị hỏng do nguồn thường dùng chất lượng không tốt, lâu này hay bị sụt áp dẫn đến hoạt động của bo không ổn định. Khi sử dụng thang máy nên chọn những nguồn tốt như: OMZON, AUTONIC,…

Giá sản phẩm: từ 1,2 triệu đến 2 triệu.

12. Quạt thông gió

Sự hỏng hóc quạt thông gió thường đến vì lý do thiết bị phải chạy liên tục, tụ khởi động kém và do bảo trì không thường xuyên, bụi bẩn bám tại cánh quạt làm tăng sức cản của cánh dễ dẫn đến hiện tượng cháy động cơ.  Nên dùng quạt ở chế độ chờ khi thang máy không hoạt động.

Giá sản phẩm: từ 1,2 triệu đến 2 triệu

13. Dầu hộp số

Nếu thang nhà bạn dùng loại động cơ có hộp số thì bạn nên cân nhắc việc thay dầu hộp số định kỳ. Dầu này sau 2-3 năm sẽ bị đen và thiếu nên cần thay thế để hộp số hoạt động tốt nhất. Dầu Shell Omana 460 sẽ cho hiệu quả tốt nhất.

Giá sản phẩm: từ 300k đến 450k / lít.

14. Hệ thống cáp tải – cáp thắng

Sau một thời gian sử dụng cáp thường hay bị mòn, ra mạt sắt, độ ma sát kém sẽ gây ra hiện tượng trượt. Cáp thắng không chịu lực nhưng hay bị han gỉ, cáp này rất quan trọng trong việc vận hành thang.

Giá sản phẩm: từ 19k đến 90k / mét.

15. Cáp chuyển động cửa

Cáp chuyển động cửa thường dùng cáp trần, sử dụng trong môi trường ẩm sẽ hay bị han gỉ rất chóng đứt. Nên sử dụng loại cáp bọc nhựa để độ bền được cao hơn.

Giá sản phẩm: từ 10k đến 40k / mét.

“Của bền tại người” – nếu muốn giữ gìn thiết bị của mình được bền bỉ và luôn vận hành an toàn, bạn cần chú ý bảo trì định kỳ cho thiết bị thang máy của mình. Việc bảo dưỡng thang máy thường xuyên sẽ giúp hạn chế các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng thang máy.

Thang máy ACG là đơn vị chuyên nghiệp với đội ngũ bảo trì được huấn luyện bài bản. Nếu bạn có nhu cầu sửa chữa cũng bảo trì thang máy hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn gọi dịch vụ thích hợp nhất!!

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: