Cứu hộ và cách phòng tránh rủi ro trong thang máy
Thang máy là một phương tiện di chuyển vô cùng hữu ích đối với con người. Giống như bao phương tiện khác, sự an toàn luôn là yếu tố mà những kỹ sư đưa lên hàng đầu. Dù có nhiều thiết bị an toàn cũng như cấu tạo phức tạp nhưng thang máy vẫn có khả năng xảy ra sự cố.
Hôm nay, Thang máy ACG sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về công tác cứu hộ và cách phòng tránh rủi ro khi sử dụng thang máy nhé!
Cứu hộ thang máy
Người thẩm quyền cứu hộ.
Tất cả các thao tác trong quá trình cứu hộ chỉ được phép thực hiện bới người có chuyên môn hoặc được huấn luyện để cứu hộ thang máy. Người thực hiện công tác cứu hộ thang máy tốt nhất nên là nhân viên bảo trì của đơn vị lắp đặt thực hiện.
Nếu gặp sự cố hãy nhìn vòng xung quanh thang máy tìm kiếm các dấu hiệu sau để có thể liên hệ với người ở bên ngoài và gọi cứu hộ
- Nút bấm thang máy có hình chiếc chuông hoặc điện thoại
- Tìm số điện thoại của nhân viên tòa nhà hoặc đơn vị thi công thang máy để gọi trực tiếp
- Gọi điện cho người thân gần nhất để cầu cứu sự trợ giúp nhanh nhất
- Bình tĩnh trấn an mọi người xung quanh, hạn chế di chuyển, xô đẩy hoặc đốt lửa.
Các giai đoạn trong công tác cứu hộ thang máy.
Bước 1: Trấn an hành khách.
Bước 2: Phân bố nhân lực trực phòng điều khiển thang máy và kỹ thuật cứu hộ tới tầng gần nhất thang máy bị mắc kẹt.
Bước 3: Tắt toàn bộ nguồn cấp điện của thang máy (nguồn điện chính, nguồn điện dự phòng).
Bước 4: Mở từ từ bộ thắng của động cơ máy kéo.
Bước 5: Sử dụng tay quay nối vào máy kéo điều chỉnh cho cabin dừng đúng bị trí tầng (vạch sơn đánh dấu trên cáp tải và trên đế máy phải trùng nhau.
Lưu ý: Phải cẩn thận khi điều chỉnh. Trong trường hợp máy kéo tuôn tự do phải nhả thắng ngay lập tức
Bước 6: Đóng thắng cơ lại
Bước 7: Dùng chìa khóa cửa tầng và cửa cabin mở cửa đưa hành khách ra khỏi thang và đóng cửa lại( khoảng cách đế cabin cách mặt sàn phải < 0.6m).
Bước 8: Khởi động lại các nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng
Bước 9: Kiểm tra bảo trì lại thang máy.
Cách phòng tránh rủi ro trong thang máy
Về cách phòng tránh rủi ro Thang máy ACG đã có một bài viết chuyên sâu về các nguyên nhân có thể gây mắc kẹt thang máy quý vị có thể tìm đọc tại đây (Kẹt thang máy nguyên nhân và cách xử lý).
Dưới đây là 3 lưu ý giúp hạn chế tối đa rủi ro trong trường hợp mắc kẹt trong thang máy:
- Không trèo lên nóc cabin tìm lối thoát, thực tế không như phim hành động, phía trên nóc cabin có chứa rất nhiều thiết bị điện, dầu mỡ trơn trượt nguy hiểm. Hành động trèo lên nóc cabin có thể gây mất cân bằng ở shoes thang máy thậm chí có thể khiến cabin rơi nếu hệ thống an toàn ko đủ tốt.
- Chờ đợi cứu hộ đến không nôn nóng không hoạt động mạnh ở trong thang khi bị kẹt.
- Với trường hợp nguy hiểm nhất khi thang máy rơi tự do. Không nên đứng hoặc nhảy lên gây chấn động mạnh và tạo áp lực ở chân và hông gây gãy chân tổn thương mạnh tới các khớp sống. Nên khởi động phanh an toàn nếu có. Trong trường hợp bất khả kháng bạn nên nằm xuống sàn cabin và bảo vệ đầu. hành động này giảm động năng tác dụng vào cơ thể khả năng an toàn cao hơn rất nhiều.
Công nghệ giờ đây đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chúng luôn thay đổi và không ngừng nâng cấp hoàn thiện hơn. Đối với người sử dụng như chúng ta nên lưu ý để tâm tới các cách sử dụng thiết bị sao cho an toàn nhất đối với bản thân. Trên đây là quy trình cứu hộ và những cách phòng tránh rủi ro trong thang máy bạn có suy nghĩ gì? Hãy cho thang máy ACG biết ở phần bình luận nhé!