Quy định an toàn về thang máy

Tiêu chuẩn kiềm định, an toàn thang máy 

Thang máy là phương tiện di chuyển an toàn nhất trong hơn một hập kỉ qua. An toàn thang máy là yếu tố quan trọng nhất đối với đơn vị lắp đặt thang máy.Trong bài viết này hãy cùng thang máy ACG tìm hiểu thêm những quy định an toàn thang máy nhé!

1. Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy

 

Kiểm định thang máy là việc cần thiết giúp bảo đảm sự an toàn cho người sử dụng. Các chủ sở hữu cần kiểm định bảo dưỡng thang máy định kỳ, để thang máy có thể hoạt động trong tình trạng an toàn và ổn định.

 

Thang máy đã được xếp vào danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, bắt buộc phải kiểm định để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Theo thông tư 32/2011/ TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Thang máy gia đình trước khi đưa vào sử dụng chính thức phải được kiểm định an toàn. Quy trình kiểm định định kỳ hay bất thường phải theo quy trình do Bộ Lao động - Thương binh Xã hội ban hành.

Chu kỳ kiểm định không quá 3 năm đổi với thang hoạt động trong điều kiện bình thường

Với thang có "tuổi đời" trên 10 năm thì phải kiểm định 2 năm một lần

Quy định xử phạt đối với các trường hợp chủ sở hữu thang máy không thực hiện kiểm định, sẽ bị phạt: Từ 1.000.000VNĐ đến 3.000.000VNĐ; từ 3.000.000VNĐ đến 5.000.000VNĐ, cao nhất từ 50.000.000VNĐ đến 70.000.000VNĐ nếu cố tình đưa thang máy không đủ điều kiện an toàn vào sử dụng.Theo nghị định số 95/2013NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2013

 

2. Quy định về Thiết kế và lắp đặt Thang máy

 

  • Chiều thông thủy cabin không nhỏ hơn 2m.
  • Hành trình của thang không vượt quá 15m. Hành trình của thang máy được tính từ mặt sàn cửa tầng thang máy đầu tiên lên đến sàn cửa thang trên cùng.
  • Tải trọng thang không nhỏ hơn 200kg/ m2 sàn cabin. Tải trọng tối thiểu là 115kg.
  • Khoảng cách theo phương ngang giữa cabin và vách hố thang máy, khoảng cách giữa cabin với đối trọng không nhỏ hơn 20mm.
  • Khoảng cách giữa sill cửa tầng và sill cabin không lớn hơn 30mm Nhiệt động trong phòng máy phải trong mức từ 5oC đến 40oC.
  • Diện tích sàn cabin thang máy gia đình không lớn hơn 1.6 m2, kích thước các cạnh của cabin không được nhỏ hơn 600mm.
  • Chiều cao cửa thang máy gia đình phải lớn hơn hoặc bằng 1850mm.
  • Khi cabin dừng ở tầng thấp nhấp thì khoảng cách từ phần thấp nhất của đáy cabin xuống đến giảm chấn không được nhỏ hơn 250mm và không được lớn hơn 750mm.

 

3. Quy chuẩn an toàn cho Thang máy

 

 - Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Với mỗi loại thang máy khác nhau lại có một quy trình kiểm định khác nhau.

Quy chuẩn cho thang máy điện là: TCVN 6395:2008, Thang máy điện - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

Quy chuẩn cho thang máy thủy lực là: TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), Thang máy thủy lực - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

Quy chuẩn cho thang cuốn và thang chở người là: TCVN 6397:1998 Thang cuốn và băng chở người - Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

Trên đây là những thông tin kiến thữ về những quy định an toàn về thang máy . Theo dõi Thang Máy ACG để biết thêm nhưng kiến thức thú vị về thang máy nhé!!

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: