4 lưu ý quan trọng khi lắp đặt thang máy tải hàng
Khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn ngày càng cao cũng là lúc nhu cầu lắp đặt thang máy tải hàng tăng lên. Trong bài viết dưới đây, thang máy ACG sẽ đưa ra một vài lưu ý khi doanh nghiệp lắp đặt thang máy tải hàng.
1. Quỹ đất để lắp đặt thang máy vận chuyển hàng hóa
Môi trường lắp đặt thang máy là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi công lắp đặt thang máy. Trước khi có một bản thiết kế chi tiết về các thông số chuẩn bị thi công, đơn vị thiết kế phải tiến hành đo đạc kích thước của không gian thực tế mong muốn lắp đặt thang máy.
Tùy vào không gian mà đơn vị thi công sẽ đưa ra những kích thước phù hợp nhất đủ đáp ứng nhu cầu và không gian của doanh nghiệp. Thang máy chở hàng có kích thước lớn, các hố thang cần có diện tích lớn khoảng 1500mmx1800mm (rộng x sâu) để việc tải hàng hóa trở nên dễ dàng. Tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng về thang máy tải hàng
2. Chi phí xây dựng, lắp đặt thang máy vận chuyển hàng hóa
Giếng thang có thể được xây dựng theo 2 cách: xây dựng các trụ bê tông, tường gạch hoặc xây dựng khung thép và bao quanh bằng tấm thạch cao, kính gỗ hoặc nhôm. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn lắp đặt khung thép vì thời gian xây dựng nhanh, quá trình xây dựng nhanh không cần nhiều nguyên liệu làm bừa bãi môi trường xung quanh.
Đối với các nhà xưởng có nhu cầu xây dựng mới, trụ bê tông - tường gạch sẽ là một phương án phù hợp hơn khi lắp đặt thang máy tải hàng. Khi tháo dỡ, tổng chi phí thường sẽ rơi vào khoảng 25-30 triệu đồng. Đọc thêm về những điều cơ bản về thang máy tải hàng
Thang máy tải hàng có 2 loại chủ yếu, chia theo nguồn gốc xuất xứ: thang máy tải hàng nhập khẩu nguyên chiếc và thang máy tải hàng liên doanh
- Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Những sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền khép kín, có sự đồng bộ và theo tiêu chuẩn khắt khe của thế giới. Bên cạnh đó, thang máy nhập khẩu có thiết kế sang trọng, mang tính thẩm mỹ cao. Thang máy nhập khẩu còn có chế độ bảo hành, bảo dưỡng chính hãng.
- Trên thị trường hiện nay, một vài loại thang máy tải hàng nhập khẩu nguyên chiếc có thể kể đến là thang máy Mitsubishi, thang máy Fuji, thang máy Hitachi
- Thang máy liên doanh là dòng thang kết hợp giữa linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài và một vài linh kiện được sản xuất, gia công, lắp ráp trong nước. Phí bảo trì và thay thế linh kiện thấp. Cabin một vài loại thang dễ đáp ứng nhu cầu của nhiều loại công trình vì có nhà máy sản xuất trong nước, thiết kế phù hợp với thị hiếu người dùng. Nhưng, chất lượng không được đảm bảo trọn vẹn như thang máy nhập khẩu vì tính thiếu thống nhất trong việc tự sản xuất các linh kiện trong nước, chất lượng chưa đạt chuẩn như thế giới. Tìm hiểu thêm về thang máy liên doanh Mitsubishi.
- Những hãng thang máy tải hàng liên doanh phổ biến trên thị trường hiện nay gồm có thang máy liên doanh Mitsubishi, thang máy liên doanh Montanari, thang máy liên doanh Fuji
Mỗi loại thang có những ưu, nhược điểm khác nhau, tùy vào điều kiện thực tế của mỗi công trình và ngân sách phân bổ của các doanh nghiệp mà có thể đưa ra các lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, theo xu hướng thị trường Việt Nam hiện nay, thang máy liên doanh đang chiếm thị phần tương đối lớn do có giá thành vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều doanh nghiệp.
Với quy mô xây dựng từ 2 đến 5 tầng, thang máy tải hàng phù hợp sẽ có giá tiền dao động từ 250-350 triệu đồng. Nhưng cũng có những yếu tố khác quyết định đến báo giá của thang máy như số điểm dừng, tốc độ thang, thiết kế nội thất hay việc có người đi kèm trong cabin hay không cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến giá thang máy.
4. Chi phí sử dụng thang máy tải hàng
Chi phí duy trì hoạt động thang máy tải hàng bao gồm tiền điện, chi phí bảo dưỡng định kì, chi phí thay thế linh kiện, thiết bị.
Đọc thêm về quy trình bảo trì định kỳ thang máy
Để nhận được những tư vấn cụ thể và phù hợp hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ 0868088883